Dệt May Việt Nam đang bị cạnh tranh

31/03/2017 09:03:41

Để cạnh tranh với Trung Quốc thì các nước không đủ tầm, nhưng Việt Nam lại là đối tượng để các quốc gia xuất khẩu dệt may khác tập trung cạnh tranh.

Tại buổi họp báo diễn ra vào chiều ngày 09/01/2016 do Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh để công bố kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2016 và kế hoạch năm 2017, ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex cho biết: Trong năm 2016, tình hình dệt may thế giới không khả quan. Các quốc gia nhập khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may rất thấp, hoặc suy giảm, nhất là Mỹ giảm tới 4,84%, Nhật Bản giảm 1,71%, Hàn Quốc giảm 4%, duy có châu Âu tăng 5,12%. Trong bối cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; sang EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%; sang Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. 

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng 1 con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể kinh tế toàn cầu, cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính, thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Buổi họp báo trực tuyến do ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Viantex chủ trì tại đầu cầu Hà Nội và ông Lê Trung Hải - Phó Tổng Giám đốc Viantex chủ trì tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh

Quý I năm 2017, Dệt May Việt Nam bắt đầu có tín hiệu vui, khác hẳn với các dự báo trước đó là tình hình dệt may có thể gặp rất nhiều khó khăn ở cả ba quý năm 2017. Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp Dệt May tại Vinatex đã có đủ đơn hàng ở ngay quý I.

Dệt May Việt Nam đang là mục tiêu cạnh tranh xuất khẩu

Tuy nhiên, ông Trường cũng lưu ý các doanh nghiệp một thực tế là, các nước cạnh tranh xuất khẩu dệt may với Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Myanmar đang đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ, nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng,... gây khó khăn cho doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.

So sánh với 7 nước có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới thì có 4 nước giảm và 3 nước tăng, trong đó các nước giảm bao gồm: Trung Quốc (giảm 4,2%; giảm 12 tỷ đô xuất khẩu), Ấn Độ (giảm 4,7%), Indonesia (giảm 5,3%), Pakistan giảm; các nước tăng bao gồm: Thổ Nhĩ Kỳ (tăng khoảng 0,8%) Bangladesh (tăng 4,9%) và Việt Nam (tăng 5,2%). Như vậy, xét trong 7 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, thì Việt Nam có tăng trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, hệ lụy cũng rất rõ ràng, vì tăng trưởng tốt như vậy sẽ lại là mục tiêu của các quốc gia cạnh tranh.

Cũng trong năm 2016, cả 6 đối thủ xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới của Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ đều phá giá đồng nội tệ khoảng 12%. Đặc biệt, Trung Quốc chỉ trong năm 2016 đã phá giá đồng NDT từ 5,6 NDT/1 USD đến cuối năm là 6,9 NDT/1 USD. Vô hình chung, chưa làm gì thì hàng hóa của Việt Nam đã đắt hơn 9% so với các nước. 

Đặt mục tiêu tăng trưởng 7 - 8% năm 2017

Tại cuộc họp báo, bà Phạm Thị Ngọc Hân - Trưởng Ban Thông tin và Truyền thông, Viantex cho biết: ngành Dệt May Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cho năm 2017 khoảng 7-8%, tương đương tăng gần 3 tỷ USD. Tuy nhiên, việc phát triển thêm đơn hàng và khách hàng không phải là chuyện dễ dàng, vì đây là một thách thức, đặc biệt là các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam đang quyết tâm bảo vệ thị phần của mình. Các hoạt động bảo vệ thị phần các nước trong năm 2016 đã diễn ra hết sức quyết liệt, điển hình là việc phá giá đồng tiền nội tệ, rõ nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… Đây là những động thái rất quyết liệt của các quốc gia xuất khẩu để giúp cho giá từ các đơn hàng sản xuất từ nước họ sang các thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ rẻ hơn so với Việt Nam.

Năm 2017, Dệt May Việt Nam đang là đối tượng để các quốc gia khác cạnh tranh

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex cũng nhận định rằng, các đối thủ xuất khẩu vẫn nỗ lực cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Họ đã có lợi thế nhất định trong việc giảm giá đồng nội tệ, theo đó, hàng hóa của họ rẻ từ 6-10% so với hàng hóa Việt Nam. Theo đó, năm 2017, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam tiếp tục ở trong tình thế của một năm với nhiều nỗ lực cao hơn và đặc biệt cần phải cải thiện tốt hơn từ chi phí giá thành, đến năng suất để tăng năng lực cạnh tranh và bảo vệ thị phần của mình. 

Bài và ảnh: Thu Hoài

(Theo tapchicongthuong.vn)

  • QPHSQNK08KQ QPHSQNK08KQ
  • QPHSQNK08CSB QPHSQNK08CSB
  • QPH-SQ-Nam-K08-LQ QPH-SQ-Nam-K08-LQ
  • QPHSQ-NAM-K08-KQ QPHSQ-NAM-K08-KQ
  • QPHSNNK08HQ QPHSNNK08HQ
  • QP-Hè-SQ-Nam-HQ QP-Hè-SQ-Nam-HQ
  • QPĐSQNK08HQ QPĐSQNK08HQ
  • QPDSQNK08LQ-2 QPDSQNK08LQ-2
  • QPDSQNK08KQ QPDSQNK08KQ
  • QPDSQNK08CSB QPDSQNK08CSB
Currency Buy Sell
Partners - Customers
  • Snickers
  • Tesco
  • Primark
  • Barco
  • Next
  • Leverstyle
  • Next
  • Hultafors